Tính năng mua sắm trực tiếp của Instagram sắp bị Meta “xoá sổ” theo Facebook Live Shopping
Theo dõi Bcas Media trên Google News
Meta đang dần loại bỏ tính năng mua sắm trực tiếp trên Instagram, sau khi rút khỏi hoạt động mua sắm trực tiếp trên Facebook vào tháng 10 năm ngoái. Năm 2020, Facebook đã công bố tính năng mới trên nền tảng của mình. Đó chính là “Facebook Live Shopping” cho phép mọi người có thể […]
Meta đang dần loại bỏ tính năng mua sắm trực tiếp trên Instagram, sau khi rút khỏi hoạt động mua sắm trực tiếp trên Facebook vào tháng 10 năm ngoái.
Năm 2020, Facebook đã công bố tính năng mới trên nền tảng của mình. Đó chính là “Facebook Live Shopping” cho phép mọi người có thể mua sắm trực tiếp từ các luồng livestream trên mạng xã hội. Tuy nhiên mới đây công ty đã thông báo Facebook Live Shopping sẽ bị ngừng hoạt động.
Cụ thể, Facebook Live Shopping ngừng hoạt động từ ngày 1/10/2022. Kể từ ngày đó, người dùng sẽ không thể tổ chức bất kỳ sự kiện mua sắm trực tiếp nào trên Facebook nữa. Tất nhiên, Facebook Live sẽ vẫn duy trì, nhưng không có tùy chọn để tạo và bán sản phẩm trong các chương trình livestream.
Theo TechCrunch: “Bắt đầu từ ngày 16/3/2023, người dùng Instagram sẽ không thể gắn thẻ sản phẩm trong quá trình livestream nữa – một tính năng từng được cung cấp rộng rãi cho các doanh nghiệp và người sáng tạo ở Hoa Kỳ kể từ năm 2020.”
Mua sắm trực tiếp đã cực kỳ phổ biến ở các thị trường châu Á, bao gồm cả Trung Quốc, nơi các ứng dụng như WeChat, Taobao Live và Douyin (TikTok của Trung Quốc) đã chứng minh mua sắm trực tiếp là một hoạt động phổ biến và có thể mang về lợi nhuận “khủng” cho doanh nghiệp.
Vào năm ngoái, hoạt động mua sắm trực tiếp mang về doanh thu gần 400 tỷ USD chỉ tính riêng khu vực Trung Quốc, tương đương với gần một nửa tổng chi tiêu Thương mại điện tử ở Hoa Kỳ trong năm đó. Live-stream commerce ngày càng phổ biến hơn với khán giả trẻ tuổi – những người ở độ tuổi 27 trở xuống.
Đó cũng là yếu tố chính thúc đẩy Douyin phát triển tính năng mua sắm trực tiếp trong ứng dụng. Doanh số bán hàng được tạo ra thông qua các chương trình phát sóng trực tiếp của Douyin đã tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm ngoái (năm 2021) và nhờ vào sự bùng nổ Thương mại điện tử do đại dịch gây ra, các nền tảng xã hội phương Tây đã tìm cách tham gia và mở ra một thế hệ phát trực tiếp mới.
Pinterest, YouTube, Instagram – hầu như mọi ứng dụng đều đã thử cung cấp trải nghiệm mua sắm trực tiếp, nhưng không ứng dụng nào trong số chúng đạt được hiệu quả tương tự như các ứng dụng của Trung Quốc. Theo dữ liệu của Insider Intelligence, thương mại xã hội nói chung, bao gồm mua sắm trực tiếp, chỉ chiếm khoảng 5% tổng doanh số thương mại điện tử ở Hoa Kỳ vào năm ngoái.
Có vẻ như sự khác biệt giữa nền văn hóa và thói quen sử dụng kỹ thuật số của thị trường phương Tây so với thị trường châu Á là nguyên nhân chính khiến cho việc tái tạo thành công “thương mại trực tiếp” gặp trở ngại.
Và giờ đây, Meta đang tìm cách cắt giảm chi phí và hợp lý hóa các hoạt động của mình. Xét về kế hoạch kinh doanh tổng thể của Meta, điều này sẽ không có tác động lớn vì mua sắm trực tiếp chưa bao giờ là một yếu tố chính trong dịch vụ của công ty.
Meta tuyên bố rằng mặc dù chấm dứt mua sắm trực tiếp nhưng công ty vẫn đầu tư vào mua sắm vì 90% người dùng theo dõi ít nhất một doanh nghiệp trên trang. Nhưng thay vì thúc đẩy thương mại trực tiếp, ông lớn Meta sẽ tập trung vào quảng cáo – một trong những cách chính để mọi người khám phá các doanh nghiệp và mua sắm trên Instagram.
Điều này bao gồm việc sử dụng các công cụ tự động như Quảng cáo cửa hàng và chiến dịch mua sắm Advantage+ nhằm giúp cải thiện hiệu suất quảng cáo. Công ty cũng sẽ tiếp tục đầu tư vào tính năng thanh toán, nơi mọi người có thể mua sản phẩm chỉ bằng một vài thao tác từ Instagram, Facebook Stories, Feed hay Reels.
Những thay đổi này là một nỗ lực nhằm giải quyết sự chỉ trích ngày càng tăng của người dùng đối với việc thúc đẩy Reels mạnh mẽ, phát sinh từ sự cạnh tranh của Instagram với TikTok. Mới đây, người đứng đầu Instagram Adam Mosseri thừa nhận công ty đã đẩy quá nhiều video và sẽ cố gắng cân bằng lại số lượng ảnh và video được hiển thị.
Trái lại, TikTok dường như đang tập trung nhiều hơn vào vấn đề thương mại hoá với mong muốn cung cấp các phương tiện thay thế để người sáng tạo có thể kiếm “bội tiền” trong ứng dụng. TikTok đang nghiên cứu và phát triển Quỹ người sáng tạo cũng như tùy chọn tường phí mới cho các video clip. Đây sẽ là một thách thức lớn cho TikTok cũng như các đối thủ của nó.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.