SEO hình ảnh: 15 kỹ thuật tối ưu hóa hình ảnh cho Website 2023
Theo dõi Bcas Media trên Google News
Bạn đã bao giờ từng đặt câu hỏi vì sao khi bạn chỉ nhập từ khóa “con mèo” mà Google Image có thể trả về kết quả chính xác là hình ảnh con mèo? Hay làm sao để tối ưu hình ảnh minh họa trong bài post của bạn lên top đầu trang kết quả […]
Bạn đã bao giờ từng đặt câu hỏi vì sao khi bạn chỉ nhập từ khóa “con mèo” mà Google Image có thể trả về kết quả chính xác là hình ảnh con mèo?
Hay làm sao để tối ưu hình ảnh minh họa trong bài post của bạn lên top đầu trang kết quả tìm kiếm của công cụ tìm kiếm hình ảnh?
Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này bằng các kiến thức về cách SEO hình ảnh lên Google. Đón xem nhé!
SEO hình ảnh là gì?
SEO hình ảnh – Image SEO Optimization là một thành phần quan trọng trong SEO onpage, là phương pháp tối ưu hóa hình ảnh bằng các kỹ thuật SEO để làm cho hình ảnh thân thiện với các công cụ tìm kiếm.
Việc tối ưu hình ảnh giúp hình ảnh có được thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm hình ảnh của công cụ tìm kiếm.
Khi áp dụng các kỹ thuật SEO vào hình ảnh, Google Bot sẽ hiểu được chính xác nội dung hình ảnh là gì và có liên quan gì đến nội dung bài viết của bạn sau đó trả về kết quả thích hợp cho người tìm kiếm.
Tầm quan trọng của tối ưu hình ảnh trong SEO
SEO hình ảnh là một phần rất quan trọng trong SEO tổng thể, tối ưu ảnh SEO góp phần:
- Tăng lưu lượng truy cập tới trang: Ngay cả khi từ khóa trong bài viết của bạn chưa lọt top nhưng nếu SEO hiệu quả thì hình ảnh đó có thể lên top thông qua việc người dùng tìm kiếm hình ảnh. Hình ảnh được chia sẻ trên các trang Social như Facebook, Instagram… cũng góp phần tăng traffic cho trang của bạn.
- Tăng lượng khách hàng tiềm năng: Hình ảnh thu hút sự chú ý của người đọc sẽ góp phần làm tăng lượng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp, đặc biệt là với các website thương mại, bán hàng, photography…
- Nâng cao chỉ số của SEO onpage và chỉ số SEO tổng thể của toàn trang: Google thường đánh giá một website tốt không chỉ dựa vào nội dung text mà còn dựa vào các hình ảnh minh họa phù hợp và được tối ưu tốt của bài viết.
- Tăng tốc độ tải trang, giúp Google bot dễ index site hơn. Từ đó góp phần giảm trải nghiệm xấu của người dùng, giảm tỷ lệ thoát trang bounce rate và tăng thời gian khách hàng ở lại trang time on site.
Tầm quan trọng của tối ưu hình ảnh đối với người dùng
Một số thống kê Marketing chỉ ra rằng mọi người thường chỉ nhớ khoảng 20% nội dung mà họ đọc, 10% nội dung mà họ nghe. Nhưng lại nhớ đến 80% những thứ mà họ nhìn thấy.
Ngoài ra 90% lượng thông tin truyền đến não con người là thông qua phần thị giác (nhìn) và hình ảnh càng lớn thì doanh số bán hàng của doanh nghiệp có thể tăng lên đến 46%.
Qua thống kê trên, ta có thể thấy được tầm quan trọng của hình ảnh trong bất cứ chiến dịch Marketing nào. Điển hình như làm Content Youtube, ngày càng nhiều người học mọi thứ qua Video, hình ảnh chứ không còn đọc chữ như trước nữa.
- Hình ảnh sẽ giúp bạn truyền đạt thông tin, thông điệp đến người đọc và người dùng nhanh hơn so với từ ngữ thông thường.
- Giúp phân cách các nội dung trong bài viết, làm cho người đọc dễ đọc hơn mà không cảm thấy nhàm chán.
Do đó, dù là bạn đang thực hiện bất cứ hoạt động kinh doanh hay chiến dịch Marketing online nào trên các trang mạng xã hội, chẳng hạn như Facebook Marketing hãy luôn sử dụng tối thiểu 1 bức ảnh.
Đồng thời, hãy nhớ tối ưu hình ảnh đó tốt nhất để hình ảnh của bạn được xếp hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm hình ảnh, giúp cơ hội người dùng thấy được hình ảnh và truy cập vào trang của bạn được tăng cao.
Vậy các trang công cụ tìm kiếm như Google dựa vào đâu để đánh giá hình ảnh?
Tiêu chí Google xếp hạng hình ảnh trên top tìm kiếm
Có nhiều tiêu chí để công cụ tìm kiếm xếp hạng hình ảnh. Nhưng nếu bạn có một blog thì ắt hẳn bạn phải SEO hình ảnh để blog của bạn thu hút nhiều người xem. Nhìn chung có 3 tiêu chí chính mà bạn cần nhớ, đó là:
- Hình ảnh được tối ưu đạt chuẩn SEO
- Hình ảnh phải liên quan chặt chẽ, phù hợp với nội dung text của bài viết và đáp ứng được nhu cầu của người tìm kiếm
- Lượt truy cập đến hình ảnh cao.
Cách SEO hình ảnh lên Google: 15 kỹ thuật đơn giản và bền vững
Để FIEX giới thiệu với bạn 15 kỹ thuật SEO hình ảnh từ cơ bản đến nâng cao đưa hình ảnh lên top Google nhanh chóng nhé! Nhớ làm theo từng bước tối ưu ảnh theo thứ tự tôi liệt kê bên dưới để đảm bảo mang lại hiệu quả nhất.
#1. Tìm và lựa chọn hình ảnh
Trước khi bắt đầu tối ưu hóa hình ảnh cho website, bạn cần phải tìm kiếm và lựa chọn những hình ảnh:
- Chất lượng, rõ nét.
- Phù hợp với nội dung bài viết của mình.
- Đảm bảo tính bản quyền của hình ảnh.
Để hình ảnh mang tính độc đáo, có bản sắc riêng nhưng vẫn đạt chất lượng bạn có thể sử dụng hình ảnh tự setup, tự chụp hoặc hình ảnh tự sáng tạo, thiết kế bằng phần mềm thiết kế ảnh.
Ví dụ: Photoshop, Canva hoặc thậm chí bằng Paint, powerpoint,… Nếu không đủ nguồn lực mà không cần hình ảnh quá cầu kỳ, lựa chọn Canva nhé! Canva hơi bị xịn xò và còn thao tác đơn giản nữa.
Nếu chưa đủ khả năng để tự làm thì hãy tìm kiếm hình ảnh miễn phí ở các nguồn có chất lượng và uy tín.
Ví dụ: Unsplash, Pixabay, Pexels, Cupcake, Picography, Flaticon (icon miễn phí),…
Trong quá trình tìm kiếm và lựa chọn hình ảnh cũng cần lưu ý:
Khắc phục các hình ảnh có chất lượng kém
Trong lúc chụp hoặc download hình ảnh, thường sẽ xảy ra một số trường hợp như:
- Hình ảnh không được nét do độ phân giải hình ảnh thấp hoặc do trình độ người chụp chưa tốt.
- Ảnh bị phóng quá to so với size gốc.
- Hình ảnh không đủ độ sáng.
Để tránh gặp phải những trường hợp này, hãy điều chỉnh độ phân giải của ảnh nếu công cụ chụp/ tạo ảnh của bạn cho phép trước khi chụp/ tạo ảnh.
Chọn nơi có đủ độ sáng nếu bạn tự chụp ảnh hoặc sử dụng các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh trước khi đăng tải hình ảnh.
Sử dụng hình ảnh liên quan đến nội dung
Đây là yếu tố quan trọng nhất và cần lưu ý nhất khi lựa chọn hình ảnh đưa vào bài viết.
Nếu trang viết về địa điểm du lịch thì đừng bao giờ chèn hình ảnh máy cưa vào. Đừng sử dụng những hình ảnh đẹp nhưng không liên quan gì đến nội dung vào bài viết.
Dù hình ảnh có đẹp và thu hút đến thế nào đi nữa nhưng không phù hợp thì cũng sẽ làm ảnh hưởng đến cách đánh giá của người đọc và công cụ tìm kiếm đến trang của bạn.
Đừng dại dột copy hình ảnh của đối thủ về bỏ lên website của mình
- Ảnh của đối thủ đôi khi đã tối ưu hình ảnh khiến bạn như đi PR không công cho đối thủ.
- Đôi khi ảnh của đối thủ lại có gắn cả logo ẩn mà bạn không để ý.
- Lấy link hình ảnh của đối thủ bỏ ngay lên website bạn. Bạn đang gián tiếp đi backlink miễn phí cho đối thủ rồi. Mua backlink tốn tiền lắm đấy trong bạn lại đang cho backlink chất lượng, miễn phí.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn lấy ảnh đối thủ thì vẫn có cách. Lát tôi sẽ nói rõ hơn nhé!
#2. Chọn đúng định dạng file ảnh
Mỗi định dạng ảnh đều có những tính năng khác nhau.
Để sử dụng hình ảnh một cách tối ưu nhất, đảm bảo chất lượng mà không làm nặng website bạn có thể cân nhắc lựa chọn các định dạng ảnh bên dưới tùy vào nhu cầu của mình:
- JPEG/ JPG: phù hợp với ảnh chụp kỹ thuật số, hiển thị nhiều màu sắc nhưng nén dung lượng ít. Đây cũng là định dạng được sử dụng nhiều nhất hiện nay
- GIF: định dạng cho ảnh động
- PNG: định dạng tốt với hình ảnh đồ họa, dung lượng lớn hơn JPEG/JPG và giữ tối đa chất lượng ảnh
- WebP: tỉ lệ nén cao (so với JPG và PNG) nhưng hiện chỉ có Chrome và Opera hỗ trợ định dạng này.
- BMP, GIV, SVG v.v…
Tuy nhiên để SEO hình ảnh, giữa định dạng JPG và PNG thì tôi khuyên bạn nên lựa chọn file ảnh JPG. Còn tại sao như vậy, lát tôi sẽ giải thích cho bạn sau nhé!
Và đây là công cụ tôi hay dùng để chuyển đổi PNG sang JPG nhanh chóng mà không giảm chất lượng quá nhiều.
#3. Thay đổi kích thước ảnh chuẩn SEO
Để có kích thước ảnh chuẩn SEO, phù hợp trong khung nội dung bài viết làm cho người xem cảm thấy thoải mái bạn hãy:
- Sửa kích thước ảnh bị hụt so với khung bài viết: nếu hình có kích thước không tương xứng với khung sẵn có thì người dùng sẽ dễ dàng nhận biết được.
- Sửa tỉ lệ kích thước không hợp giữa ảnh và khung: nếu tỉ lệ của file ảnh không khớp với khung ảnh của website thì hình ảnh khi đó sẽ bị biến dạng.
Hãy sửa lại tỷ lệ này cho phù hợp khi đăng ảnh bằng cách sửa lại kích thước file ảnh hoặc thay đổi mã code của trang web cho phù hợp với ảnh thực tế.
Trong trường hợp, khi sử dụng hình ảnh miễn phí trên các kho ảnh như Unsplash, Pixabay, … đôi khi kích thước hình ảnh quá lớn. Điều này không những làm giao diện hiển thị không đẹp mà còn tăng dung lượng hình ảnh. Điều bạn cần làm là resize lại để có được kích thước ảnh chuẩn SEO nhưng vẫn giữ tỷ lệ khung ảnh.
Hiện tại có rất nhiều công cụ online hỗ trợ cho bạn giải quyết vấn đề này. Công cụ tôi hay dùng là iloveimg.com resize lại một hoặc hàng loạt ảnh cùng lúc để tiết kiệm thời gian. Bạn có thể test thử!
#4. Tối ưu dung lượng hình ảnh SEO
Một bức ảnh đẹp nhưng có dung lượng quá lớn sẽ khiến cho tốc độ tải trang của bạn bị chậm, làm cho khách hàng có trải nghiệm xấu.
Vậy nên hãy tối ưu dung lượng hình ảnh trước khi đăng tải để:
- Tiết kiệm dung lượng host, băng thông
- Không ảnh hưởng đến tốc độ tải trang
- Chất lượng của hình ảnh không bị thay đổi nhiều.
Nén ảnh trước khi đăng tải bằng một số plugin của WordPress như EWWW Image Optimizer, WP Smushlt, Kraken Image Optimizer v.v… để tiết kiệm được 70 đến 80% dung lượng của trang, giúp trang web của bạn tải nhanh hơn.
Lưu ý
Không phải lúc nào cũng nên giảm dung lượng hình ảnh quá thấp.
Tiêu chuẩn để SEO hình ảnh, dung lượng hình ảnh rơi vào tầm 110 KB trở lại là ổn. Mức 110KB này để đảm bảo ảnh vẫn chất lượng và không làm chậm web.
Tuy nhiên, nếu website của bạn có search intent (nhu cầu tìm kiếm) dạng hình ảnh. Yêu cầu của ngành là hình ảnh chất lượng cao, sắc nét. Ví dụ như ngành Thiết kế nội thất, thời trang,… chẳng hạn.
Bạn vẫn có thể sử dụng các dịch vụ lưu trữ ảnh bên ngoài rồi nhúng link vào website thay vì upload trực tiếp.
Sử dụng CDN
Đối với các website hướng đến thị trường nước ngoài, để người dùng có thể truy cập trang web của bạn ở bất cứ đâu trên toàn thế giới, hãy sử dụng CDN.
CDN (Content Delivery Networks) giúp lưu nội dung của bạn vào bộ nhớ đệm trên một mạng máy chủ toàn cầu. Khi một người truy cập vào trang web của bạn, hình ảnh sẽ được tải từ máy chủ gần họ nhất mà không làm kéo dài thời gian tải trang của bạn.
Một số CDN bạn có thể tham khảo bao gồm:
- Cloundflare
- KeyCDN
- Amazon CloundFront
- Google Cloud CDN
- Với WordPress, bạn cũng có thể thiết lập CDN bằng cách đăng ký, làm theo hướng dẫn sau đó sử dụng các Plugin như W3 Total Cache, CDN Enabler hoặc WP Rocket để bật CDN trên trang web của bạn.
Lời khuyên
Tuy nhiên tôi vẫn khuyên là bạn nên đăng tải hình ảnh lên website để có link gốc domain của mình.
Tại sao phải làm như vậy?
Đơn giản vì tôi đang hướng dẫn bạn SEO hình ảnh để tăng khả năng hiển thị hình ảnh trên Google. Nó tốt cho SEO. Khi bạn đăng ảnh lên web thì Google sẽ hiểu, bạn là chủ sở hữu cho những hình ảnh này thôi.
Đối với CDN thì nếu CDN có URL dạng xyz.cdnprovider.com sẽ ảnh hưởng đến SEO. Vì hình ảnh của bạn sẽ được lưu trữ trên một tên miền riêng biệt.
Nếu có ai đó chọn nhúng một trong các hình ảnh của bạn thì họ sẽ được liên kết đến CDN. Lúc này, bạn bỏ lỡ mất một backlink giá trị.
Nếu muốn thay đổi nhà cung cấp CDN trong tương lai bạn cũng sẽ phải thay đổi tất cả các URL hình ảnh của mình. Vậy nên thay vào đó bạn có thể để CDN của bạn là cdn.tenmien.com. Hoặc cố gắng giảm dung lượng hình ảnh và gắn trực tiếp lên web.
#5. Đặt tên ảnh chuẩn SEO
Google Bot không thể đọc hình ảnh bằng trực quan mà phải thông qua meta data (dữ liệu khai báo bằng ngôn ngữ Google). Google sẽ thường thu thập thông tin qua tên file ảnh để hiểu nội dung của ảnh.
Do vậy, bước đặt tên ảnh cũng rất quan trọng khi tối ưu hình ảnh.
Việc đặt tên file ảnh này cũng giúp người dùng nhanh chóng hiểu được nội dung hình ảnh của bạn để đi đến quyết định có nhấp vào ảnh hay không.
Vậy tên ảnh như thế nào được gọi là chuẩn SEO?
- Chứa từ khóa cần SEO và liên quan đến nội dung mô tả.
- Viết không dấu, dùng gạch nối “-” ở giữa các chữ, không dùng các ký tự đặc biệt và số. Vì khi hình ảnh có dấu, tên ảnh sẽ tự động chuyển sang dãy ký tự đặc biệt gây khó hiểu cho Google.
- Không đặt tên hình ảnh quá dài.
Bạn đã từng thấy các đường link dạng này chưa nhỉ?
https://www.domain.com/wp-content/uploads/trang-web-c%C3%B3-ngu%E1%BB%93n-h%C3%ACnh-%E1%BA%A3nh-mi%E1%BB%85n-ph%C3%AD-ch%E1%BA%A5t-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-3.jpeg
Nhìn khá rối phải không nào? Chắc Google cũng sẽ bối rối không ít nếu bạn đặt tên hình ảnh có dấu đấy.
Ví dụ các tên chuẩn SEO:
- huong-dan-seo-hinh-anh.jpg
- yoast-seo-la-gi.jpg
- …
Các tên không đúng:
- 1001cachseo.jpg
- seohinhanhlagi?.jpg
- …
#6. Gắn geotag cho hình ảnh
Để tối ưu hình ảnh hỗ trợ SEO Local cho doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo thêm hình thức Geotag.
Đây là hình thức gắn thông tin về vị trí địa lý (kinh độ, vĩ độ) cho hình ảnh để doanh nghiệp của bạn được biết đến nhiều hơn.
Nếu hình ảnh của bạn được chụp bằng điện thoại thông minh thì ảnh của bạn có thể đã được GEO tự động. Còn nếu bạn sử dụng các hình ảnh download trên mạng hoặc của đối thủ, thì điều bạn cần làm là:
Xóa toàn bộ thông tin trong hình ảnh
Click chuột phải vào hình ảnh, chọn Property > Detail, bạn sẽ thấy các thông tin đã được tối ưu hình ảnh như sau:
Giả sử bạn muốn tải ảnh này về để publish lên website của mình, thì bạn hãy click vào “Remove properties and personal information” > Chọn OK.
Nếu cần xóa toàn bộ thông tin đã tối ưu cho nhiều hình ảnh cùng lúc thì bạn cũng làm tương tự. Ctrl + A chọn hết các hình ảnh và click chuột phải chọn Properties > Detail > Remove properties and personal information > OK.
Gắn Geotag bằng công cụ offline – Geosetter
Đối với cách này, bạn cần tải Geosetter về máy laptop của bạn. Đây là công cụ miễn phí, vô cùng dễ sử dụng.
Tuy nhiên, để có thể gắn geotag, hình ảnh của bạn phải có định dạng JPG. Và đó cũng là lý do tại sao ban đầu tôi có khuyên bạn ưu tiên sử dụng ảnh đuôi JPG.
Trong đó:
- 1 – nơi chọn folder chứa ảnh cần tối ưu geotag
- 2 – nơi hiển thị các hình ảnh nằm trong folder
- 3 – khu vực hiển thị hình ảnh trực quan cho bạn dễ quan sát (bạn không cần để ý phần này)
- 4 – nơi hiển thị thông tin thông số chi tiết của hình ảnh (bạn không cần để ý phần này)
Bây giờ thì làm theo hướng dẫn từng bước của tôi nhé.
Chọn toàn bộ hình ảnh, đánh giá 5 sao để đảm bảo hình ảnh chất lượng. Click chuột phải vào một hình ảnh > Chọn Edit data
Điền các thông tin này vào dashboard hiển thị:
- Latitude: Điền Kinh độ của vị trí doanh nghiệp
- Longtitude: Điền Vĩ độ của vị trí doanh nghiệp
- Country Code: Chọn VNM – Mã code của Việt Nam
- Country + State/ Province + City + Sublocation: Điền thông tin vị trí doanh nghiệp của bạn
*Lưu ý: Điền thông tin vị trí doanh nghiệp bằng tiếng Anh để khi chuyển sang bảng mã của Google không bị lỗi.
Tuy nhiên làm sao lấy kinh độ – vĩ độ của doanh nghiệp? Kéo xuống đọc tiếp phần hướng dẫn của tôi nhé!
Cách lấy Kinh độ – Vĩ độ doanh nghiệp
Hãy mở Google map của Doanh nghiệp mình.
Vd như trường hợp của FIEX, bạn có thấy dãy cuối 3d10.7668855!4d106.6793214 trên đường link google map của doanh nghiệp FIEX Marketing không?
Sau ký tự “3d” là Kinh độ của FIEX và sau “4d” là Vĩ độ của FIEX.
- Kinh độ của FIEX: 10.7668855
- Vĩ độ của FIEX: 106.6793214
Có nhiều bạn bị nhầm lẫn về cách chọn Kinh độ/ Vĩ độ. Có phải bạn thường được khuyên là lấy Kinh độ – Vĩ độ ở vị trí này:
Thực tế, đây không phải là tọa độ chính xác của doanh nghiệp. Vì khi bạn phóng to hay thu nhỏ map thì các chỉ số này sẽ bị thay đổi. Nhưng theo cách tôi hướng dẫn ở trên, tọa độ này hoàn toàn không đổi. Đây mới chính là tọa độ chính xác.
Sau khi điền đủ thông tin, hãy chọn “Save as template” và đặt tên dễ nhớ cho doanh nghiệp để tiết kiệm thời gian cho các lần tối ưu geotag sắp tới. Lần tới bạn chỉ cần chọn “Load from template” và chọn tên mình đã lưu, nhấp OK.
Sau khi đã gắn geotag cho hình ảnh xong, hãy bấm tổ hợp phím Ctrl + S để lưu lại vì geosetter sẽ không tự động lưu cho bạn.
*Lưu ý: Công cụ Geosetter này chỉ hỗ trợ nền tảng Window, không có phiên bản dành cho Macbook. Vì vậy nếu dùng Mac, hãy gắn geotag bằng công cụ online bên dưới tôi hướng dẫn nhé! Mặc dù nó không đủ tính năng như của Geosetter nhưng cũng tạm ổn.
Gắn Geotag bằng công cụ Geotag.online
Bước 1: Truy cập https://geotag.online/ => Tạo tài khoản
Bước 2: Vào mail đã đăng ký xác nhận tài khoản
Bước 3: Đăng nhập
Bước 4: Điền các thông tin theo yêu cầu bao gồm:
- Street Address, City, State: theo thứ tự là tên đường, thành phố, tiểu bang (trường hợp bạn ở TP.HCM hoặc Hà Nội thì phần State nên ghi TP.HCM hoặc Hà Nội). Chú ý hãy ghi thông tin này khớp với footer của trang web
- Zip code: tra cứu trên mạng mã bưu điện tương ứng (ở VN sẽ là 70000)
Bước 5: Tiếp tục click “Chọn tệp” ở mục “Image to Tag” rồi chọn các hình ảnh cần GEO. Lưu ý rằng mỗi lần chỉ được chọn tối đa 20 hình với định dạng JPEGs, TIFFs có dung lượng dưới 10MB.
Bước 6: Cuối cùng chọn Proceed và lưu lại hình ảnh đã GEO.
#7. Tối ưu thông tin metadata ảnh
Để bảo vệ bản quyền của hình ảnh, xác nhận hình ảnh đó thuộc về bạn tránh để người khác sử dụng với mục đích không đúng đắn hãy bổ sung các thông tin cho hình ảnh như nguồn gốc, định dạng v.v… bằng cách:
Nhấp phải chuột vào ảnh => chọn Properties => Details => Điền thông tin vào các mục: Title > Subject > Tag như hình bên dưới:
- Title: Điền tên hình ảnh bằng keyword có dấu (vd tên ảnh: toi-uu-hinh-anh.jpg —-> Title nên điền là “Tối ưu hình ảnh“
- Subject: Điền tên hình ảnh, kết hợp tên thương hiệu. Vd: Tối ưu hình ảnh – FIEX Marketing
- Tags: Chèn 3 keyword liên quan đến hình ảnh, trong đó có 1 keyword là tên của hình ảnh đó. Vd trong trường hợp này là: “Tối ưu hình ảnh“, “seo hình ảnh“, “tối ưu hóa hình ảnh“
- Comments: Chèn dữ liệu cấu trúc – structured data (schema) khai báo hình ảnh.
- Authors: Tên thương hiệu
- Copyright: Link website của thương hiệu
Bạn đã từng biết về cách khai báo schema hình ảnh chưa? Đây là bước tối ưu hóa hình ảnh cho website quan trọng nhất giúp bạn khai báo thông tin cụ thể cho Google hiểu về nội dung hình ảnh.
Thêm dữ liệu cấu trúc vào hình ảnh
Thêm dữ liệu có cấu trúc (structure data) vào hình ảnh giúp Google Hình ảnh hiển thị hình lên vị trí rich result trong trang kết quả tìm kiếm của Google.
Dữ liệu có cấu trúc (structure data) cung cấp cho người dùng thông tin thích hợp về trang của bạn.
Ví dụ: Nếu trang của bạn có phần công thức làm món ăn và bạn thêm phần cấu trúc dữ liệu vào hình ảnh trong bài viết thì khi đó hình ảnh của bạn sẽ được Google đánh dấu thuộc nhóm công thức.
Comment email bên dưới bài viết để FIEX gửi template schema hình ảnh cho bạn nhé!
#8. Đăng ký bản quyền cho hình ảnh
Hãy đăng ký bản quyền cho những hình ảnh mà bạn tự sáng tạo để không bị đánh cắp bản quyền và sử dụng bừa bãi.
Ngoài ra, nếu bạn sử dụng các hình ảnh tìm kiếm được ở Google, bạn cũng có thể bị report từ chủ sở hữu bức ảnh nếu vi phạm Luật bảo vệ bản quyền tác giả DMCA.
Để Google Images có thể lọc ra các hình ảnh phù hợp mà không vi phạm bản quyền, hãy thiết lập cài đặt trên Google trước khi sử dụng bằng cách chọn mục Công cụ => Quyền sử dụng
Các tùy chọn tìm kiếm này bao gồm:
- Giấy phép Creative Commons: chỉ hiển thị các hình ảnh được bảo trợ bởi tổ chức phi lợi nhuận Creative Common. Chọn mục này thì Google sẽ hiện các hình ảnh mà bạn có thể tự do sử dụng để thiết kế lại và chia sẻ chúng.
- Giấy phép thương mại và Giấy phép khác: tùy chọn này sẽ hiển thị ra các hình ảnh có bản quyền.
Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể điều chỉnh bộ lọc này trên Google.
Nếu không tìm được ảnh trên Google hãy tự sáng tạo hình ảnh bằng cách chụp ảnh, sử dụng các phần mềm đồ họa hay dùng ảnh ở kho ảnh miễn phí như PixaBay, Unsplash,…
Sau khi đã chuẩn bị xong bước tối ưu hình ảnh, hãy cùng chuyển đến bước upload hình ảnh lên trang.
#9. Tối ưu thuộc tính Alt của ảnh
Alt (Alternative text – văn bản thay thế) là nội dung mô tả file hình ảnh hiển thị trên trang Google Images. Nội dung này được xem là keyword của hình ảnh.
Thuộc tính Alt rất quan trọng trong SEO hình ảnh bởi Google Bot chỉ đọc được các thông tin từ URL và Alt của ảnh.
Khi Bot quét nội dung bài viết để trả kết quả cho người tìm kiếm, nó sẽ biết vị trí nào của bài viết có hình ảnh và hình ảnh đó có nội dung gì nếu nhìn thấy thuộc tính Alt.
Alt cũng giúp hiển thị thông tin hình ảnh dưới dạng văn bản trong trường hợp hình ảnh bị lỗi không hiển thị trên trang.
Vậy nên hãy tối ưu Alt để hình ảnh thân thiện với công cụ Google hơn. Thuộc tính Alt được xem là tối ưu chuẩn nếu:
Mỗi khi upload ảnh bạn cần tối ưu Alt text theo các tiêu chuẩn:
- Chứa từ khóa chính hoặc từ khóa LSI, tuy nhiên không nhồi nhét từ khóa trong alt.
- Viết ngắn gọn. Trong trường hợp alt text là tiếng việt, hãy viết có dấu. Nếu alt là tiếng anh thì cần giữ nguyên.
- Không sử dụng dấu gạch “-” giữa các chữ.
- Viết alt khớp với nội dung hình ảnh mô tả
#10. Đặt tiêu đề Title hình ảnh
Ngoài Alt thì Title cũng là một thuộc tính html quan trọng của hình ảnh. Mặc dù Title hình ảnh không quá quan trọng trong SEO nhưng lại rất quan trọng trong việc giúp tăng trải nghiệm của người dùng.
Vì là phần thông tin bổ sung cho hình ảnh với nội dung ngắn gọn có chứa từ khóa nên khi người dùng lướt qua ảnh họ cũng sẽ biết được nội dung của ảnh.
Hầu hết các trang viết bài hiện nay đều hỗ trợ phần chèn tiêu đề tự động cho ảnh.
Tuy nhiên nếu sử dụng Chrome bạn nên lưu ý nếu không chèn thuộc tính Alt mà chỉ để Title thì ảnh sẽ bị lỗi không hiển thị mà chỉ hiển thị phần Title.
Nhưng nếu chỉ để Alt mà không để Title thì hình ảnh vẫn được tối ưu tốt. Để người dùng có trải nghiệm tốt nhất thì vẫn nên sử dụng cả Alt và Title với cú pháp chuẩn:
Thêm Title ảnh tại mục Advanced Options của ảnh:
#11. Sử dụng chú thích hình ảnh (Caption)
Caption là phần văn bản chú thích nội dung ngay bên dưới hình ảnh nếu bạn muốn nhấn mạnh ý nghĩa hoặc mục đích của bức ảnh.
Một bức ảnh có chú thích ngắn gọn, súc tích, rõ ràng sẽ giúp hình ảnh dễ hiểu và thu hút sự chú ý của người đọc, bên cạnh đó cũng giúp Google dễ nắm bắt được chủ đề của hình ảnh khi quét dữ liệu.
Caption chỉ nên dùng cho những bức ảnh thật sự cần thiết và không nhất thiết phải chứa các từ khóa.
Bạn có thể thêm caption cho hình ảnh trên WordPress bằng cách:
#12. Đặt hình ảnh trong bài viết hợp lý
Hãy đặt hình ảnh ở gần vị trí có nội dung cần được minh họa, mô tả nhất.
Để người đọc không bị nhàm chán khi đọc nội dung thì cứ cách tầm 250 chữ, bạn nên chèn một hình ảnh phù hợp để người đọc có trải nghiệm tốt nhất.
Về cơ bản, với 12 kỹ thuật tối ưu ảnh bên trên bạn đã có thể hoàn thành chiến dịch SEO hình ảnh của mình. Tuy nhiên để có được hiệu quả tối ưu nhất bạn có thể tham khảo thêm kỹ thuật tối ưu hình ảnh nâng cao bên dưới.
#13. Chia sẻ hình ảnh lên mạng xã hội
Hiện nay, số lượng người dùng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Pinterest,… ngày càng nhiều.
Do đó đây là công cụ không thể thiếu trong các chiến dịch Marketing của các doanh nghiệp đặc biệt là chiến dịch SEO hình ảnh.
Hãy thêm các thuộc tính chia sẻ lên các trang Social vào trong bài viết hoặc vào các bức ảnh bằng các plugin hoặc extension để người dùng có thể chia sẻ bài viết, hình ảnh của bạn lên các mạng xã hội.
Với cách thức này sẽ giúp nội dung của bạn được lan tỏa nhiều hơn.
#14. Responsive hình ảnh
Trong thời buổi công nghệ hiện nay, người dùng thường truy cập website từ nhiều loại thiết bị điện tử khác nhau như laptop, tablet hay điện thoại.
Giả sử bạn đăng hình ảnh rộng 720px lên trang nhưng nếu có ai đó truy cập trên thiết bị di động với màn hình rộng 320px thì hình ảnh chỉ cần rộng 320px cũng đã đạt chất lượng không kém gì hình rộng 720px.
Tải hình ảnh 720px cho thiết bị di động thậm chí còn gây lãng phí băng thông và làm chậm tốc độ tải trang, ảnh hưởng đến SEO.
Vậy nên hãy đảm bảo responsive hình ảnh của bạn tương ứng với các giao diện sử dụng khác nhau để người dùng có trải nghiệm tốt nhất.
Sử dụng thuộc tính srcset=”” trong thẻ <img> để trình duyệt hiển thị đúng kích cỡ nhỏ nhất phù hợp với độ phân giải của các màn hình khác nhau.
Trường hợp bạn sử dụng WordPress, WordPress cũng sẽ hỗ trợ chức năng tự thêm srcset. Nó tự động xử lý các hình ảnh được tải lên và đặt các phiên bản hình ảnh theo mặc định:
- Hình thu nhỏ: hình cắt vuông kích thước 150 x 150px
- Hình trung bình: thay đổi kích thước để cạnh dài nhất có chiều rộng hoặc cao là 300px
- Ảnh trung bình lớn: kích thước rộng 768px
- Hình lớn: kích thước cạnh dài nhất có chiều rộng hoặc cao là 1024px
- Hình đầy đủ: hình gốc
#15. Sử dụng lazy loading để tăng tốc độ tải trang
Lazy loading là kỹ thuật hình ảnh mà chỉ khi người dùng kéo chuột đến khu vực hình ảnh thì khi đó hình ảnh mới được load và hiển thị cho người dùng xem.
Đây là một kỹ thuật rất quan trọng trong thiết kế trang web và tối ưu ảnh. Vì nó giúp:
- Website tải nhanh hơn
- Tăng thời gian time on site
- Giảm tỷ lệ bounce rate
Nếu website của bạn có quá nhiều hình ảnh và bạn đã hoàn thành các bước SEO khác rồi thì cũng nên cân nhắc sử dụng Lazy loading bằng các plugin hỗ trợ trên WordPress như WP-Rocket, a3 Lazy load… để người dùng có trải nghiệm tốt hơn.
#16. Tạo sitemap hình ảnh
Google khuyến khích người dùng cung cấp cho Google thông tin chi tiết về hình ảnh. Đồng thời, cung cấp URL của hình ảnh bằng cách thêm thông tin vào Sitemap.
Sitemap (bản đồ trang web) không chỉ giúp Google liệt kê ra toàn bộ đường link của một web mà còn giúp trình thu thập dữ liệu và người dùng dễ dàng điều hướng trên trang.
Đây là một số tags mà bạn có thể sử dụng cho sitemap hình ảnh của mình:
Trong trường hợp bạn đang sử dụng WordPress và Yoast SEO thì hình ảnh sẽ tự động được thêm vào sitemap trong trang web của bạn.
Tuy nhiên với Yoast thì chỉ bao gồm các thẻ <image: image> và <image: loc> và nếu bạn thêm caption cho hình ảnh của mình trong WordPress thì Yoast cũng sẽ không thêm những chú thích đó mà bạn phải tự thêm vào bằng cách thủ công.
Bên cạnh đó, tạo sitemap hình ảnh giúp người dùng dễ dàng tìm thấy hình ảnh của bạn trong kết quả tìm kiếm Google Image hơn. Bạn nên tìm hiểu thật kĩ Yoast SEO là gì cũng như tính năng mà nó mang lại nhé!
Bởi vì lúc này, các Bot của Google lúc này sẽ lần theo các thông tin có trong sitemap để thu thập dữ liệu.
Vậy nên hãy tạo Sitemap và gửi nó lên Google Search Console để các hình ảnh được thu thập và submit URL Google hay trên công cụ tìm kiếm cùng với các liên kết.
Vậy là done 16 bước tối ưu hóa hình ảnh cho website rồi đấy!
Nếu bạn là doanh nghiệp mới hoặc đội ngũ còn non trẻ, cảm thấy các bước làm này tốn thời gian thì hãy thuê dịch vụ viết bài chuẩn SEO. Các dịch vụ Digital Marketing hiện nay đã có kinh nghiệm triển khai hàng chục dự án sẽ giúp bạn tối ưu trọn gói từ nội dung lẫn hình ảnh để mang đến kết quả tốt nhất, tránh được Google Sandbox cho các web mới.
Cách theo dõi lượng truy cập tìm kiếm hình ảnh
Để kiểm tra và theo dõi lưu lượng truy cập đến hình ảnh bạn có thể sử dụng trình duyệt Google Search Console tại phần Hiệu suất => Loại tìm kiếm: Hình ảnh
Tại đây, bạn có thể kiểm tra chi tiết số lượt click chuột, số lần hiển thị, CTR, vị trí trung bình, truy vấn… đến hình ảnh trên trang của bạn từ đó nắm bắt được nhu cầu và hoàn thiện hơn nội dung trên trang web của mình.
Kết luận
Với các kiến thức cơ bản về SEO hình ảnh và 16 kỹ thuật tối ưu hình ảnh từ cơ bản đến nâng cao trong bài viết này, mong rằng có thể giúp ích và góp phần vào thành công trong chiến dịch SEO hình ảnh nói riêng và chiến dịch Marketing nói chung của bạn.
Bên cạnh đó, Infographic là một dạng hình ảnh đẩy tốc độ SEO lên rất nhanh, bạn có thể tham khảo cách làm Infographic để tăng hiệu quả nhé!
Liệu bạn có còn bất kỳ thắc mắc hoặc thông tin cần chia sẻ nào không? Nếu có hãy chia sẻ cho tôi biết tại Fanpage FIEX Marketing nhé.
Chúc bạn tối ưu hình ảnh hiệu quả!
Nguồn: fiexmarketing.com