Danh mục

Market Research là gì? Các bước làm Market Reserch hiệu quả

Market-Research-la-gi

Thấu hiểu nhu cầu khách hàng để từ đó đưa ra các sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn được những nhu cầu đó chính là yếu tố cốt lõi của Marketing. Để làm được điều này, Market Research là một bước vô cùng quan trọng và là “chìa khóa” giúp chúng ta hiểu được những […]

Thấu hiểu nhu cầu khách hàng để từ đó đưa ra các sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn được những nhu cầu đó chính là yếu tố cốt lõi của Marketing. Để làm được điều này, Market Research là một bước vô cùng quan trọng và là “chìa khóa” giúp chúng ta hiểu được những gì mà khách hàng cần. Vậy Market Research là gì? Nó có vai trò như thế nào trong chiến lược doanh nghiệp? Ngay bây giờ, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ định nghĩa, cách làm nghiên cứu thị trường, phân loại và các ví dụ cụ thể nhé!

Market Research là gì?

Nghiên cứu thị trường được định nghĩa là việc thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu một cách có hệ thống về một thị trường, ngành hoặc phân khúc người tiêu dùng cụ thể. Nó liên quan đến việc nghiên cứu khách hàng, đối thủ cạnh tranh và ảnh hưởng thị trường để xác định cơ hội, giảm thiểu rủi ro và đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt.

Nghiên cứu thị trường cung cấp những hiểu biết có giá trị về hành vi, sở thích và xu hướng thị trường của người tiêu dùng, giúp các tổ chức phát triển chiến lược Marketing hiệu quả, tung ra sản phẩm mới và tối ưu hóa định vị thị trường của họ.

Vai trò của nghiên cứu thị trường

Market-Research-vai-tro-cua-nghien-cuu-thi-truong

Nghiên cứu thị trường là một phần vô cùng quan trọng trong bất kỳ chiến lược kinh doanh nào, cho dù doanh nghiệp đó là B2B hay B2C, lớn hay nhỏ, mới hay cũ. Nó cung cấp câu trả lời mà các công ty cần để đưa ra quyết định giúp họ tiến lên thay vì lùi lại bằng cách trao quyền cho họ đưa ra quyết định dựa trên kết quả nghiên cứu. Những lợi ích của Market Research chủ yếu như sau:

1. Duy trì chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm

Nghiên cứu thị trường nhằm thấu hiểu hơn về người tiêu dùng của bạn. Đó chính là một bước thiết yếu nếu một doanh nghiệp muốn xây dựng chiến lược doanh nghiệp lấy khách hàng làm trung tâm.

2. Xác định cơ hội tăng trưởng

Nghiên cứu thị trường không chỉ là một bước quan trọng đối với các công ty mới hoặc các công ty tung ra sản phẩm mới. Tiến hành nghiên cứu thị trường định kỳ có thể giúp bạn khám phá những cơ hội mới để cải thiện và phát triển.

3. Giúp doanh nghiệp củng cố vị thế của mình

Kiến thức là sức mạnh. Sử dụng nghiên cứu thị trường để có góc nhìn và sự hiểu biết tốt hơn về thị trường hoặc đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn. Đồng thời điều này cũng đảm bảo rằng công ty của bạn luôn dẫn đầu đối thủ cạnh tranh.

4. Giảm rủi ro bằng cách thử nghiệm

Rủi ro là một phần khó tránh khỏi của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Nếu doanh nghiệp không chấp nhận rủi ro, họ cũng sẽ hạn chế khả năng thu được lợi nhuận. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thành công có xu hướng giảm thiểu rủi ro theo hướng chiến lược. Và sử dụng nghiên cứu thị trường là một trong những cách tối ưu để giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận của công ty.

5. Đưa ra quyết định sáng suốt hơn

Nghiên cứu thị trường trao quyền cho các công ty đưa ra quyết định sáng suốt hơn dựa trên dữ liệu. Trực giác không phải là phương tiện đáng tin cậy để đưa ra quyết định. Vì điều mà bạn nghĩ đôi khi chỉ là ý kiến chủ quan, mơ hồ thế nên “những con số biết nói” của Market Research sẽ giúp gia tăng sự thành công trong quyết định của bạn.

6. Dẫn đầu xu hướng

Đi đầu trong kinh doanh thường là việc trở thành người đầu tiên, trở thành người giỏi nhất hoặc làm điều gì đó mà chưa ai nghĩ tới. Thường xuyên nắm bắt “nhịp đập” của những gì đang hot hay xu thế thị trường chính là một yếu tố then chốt của các doanh nghiệp.

Market Research và Marketing Research có gì khác nhau?

Market-Research-va-Marketing-Research-co-gi-khac-nhau

Cả hai khái niệm Marketing Research và Market Research đều có những điểm cơ bản giống nhau. Và mặc dù nghiên cứu thị trường (Market Research) cung cấp thông tin cho nghiên cứu tiếp thị ( Marketing Research) nhưng giữa 2 khái niệm này vẫn có những điểm khác biệt, bảng dưới đây giúp bạn hệ thống hóa rõ ràng sự khác nhau đó:

Các loại Market Research phổ biến

Nghiên cứu thị trường và người tiêu dùng (Customer & Market Research): Đây là một nghiên cứu cơ bản và tổng quan nhất về đánh giá của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ và xác định được nhu cầu của khách hàng.

Nghiên cứu sản phẩm (Product Research): Nghiên cứu này sẽ giúp bạn xác định được: Sản phẩm của bạn có tốt hay không, điểm khác biệt nào so với đối thủ, khách hàng sẽ chấp nhận khoảng giá nào?

Nghiên cứu chiêu thị (Promotional Research): Thông qua kết quả nghiên cứu này, bạn sẽ hiểu được cách bán hàng và triển khai chương trình marketing tại điểm bán như thế nào để thu hút được đối tượng khách hàng mục tiêu.

Nghiên cứu kênh phân phối (Distribution Research): Đây là loại nghiên cứu giúp xác định được việc là khách hàng mục tiêu thường mua hàng ở đâu và từ đó lựa chọn những kênh phân phối phù hợp nhất.

Nghiên cứu bán hàng (Sales Research): Nối tiếp sau kênh phân phối, để hiểu được các kênh bán hàng có hiệu quả hay không, nghiên cứu bán hàng sẽ chỉ ra doanh nghiệp của bạn đang ở đâu so với đối thủ, hay trên toàn bộ ngành hàng.

Nghiên cứu môi trường vĩ mô (Market Environment Research): Đây là các nghiên cứu về môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa,… Các nghiên cứu này giúp nhận ra những cơ hội thách thức và từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp bạn.

Các bước thực hiện Market Research

Bước 1: Xác định mục tiêu của nghiên cứu

Đây là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong nghiên cứu thị trường. Việc xác định rõ mục tiêu nghiên cứu sẽ là nền tảng, kim chỉ nam cho những bước tiếp theo. Điều này sẽ giúp tránh tình trạng mất phương hướng trong quá trình thực hiện và đạt được đúng mục tiêu cuối cùng.

Mục tiêu nghiên cứu cần được viết một cách chuẩn chỉnh và phải bao gồm mô tả ngắn gọn về thông tin cần thu thập được. Điều này giúp chúng ta trả lời được câu hỏi “Tại sao lại cần thực hiện nghiên cứu này?”

Bước 2: Thiết kế kế hoạch nghiên cứu

Sau khi xác định được mục tiêu, bước tiếp theo là thiết kế một kế hoạch nghiên cứu trong đó nêu rõ :

  • Phương pháp thu thập dữ liệu.
  • Kỹ thuật thu thập dữ liệu.
  • Kích thước mẫu.
  • Thời gian thực hiện thu thập.

Kế hoạch nghiên cứu phải được điều chỉnh để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu và cung cấp dữ liệu đáng tin cậy và hợp lệ.

Bước 3: Thu thập và làm sạch dữ liệu nghiên cứu

Market-Research-thu-thap-va-lam-sach-du-lieu-nghien-cuu

Trong giai đoạn này, dữ liệu được thu thập bằng các phương pháp nghiên cứu sơ cấp hoặc thứ cấp. Nghiên cứu sơ cấp bao gồm việc thu thập dữ liệu trực tiếp từ người trả lời thông qua khảo sát, phỏng vấn, nhóm tập trung hoặc quan sát. Nghiên cứu thứ cấp bao gồm việc thu thập dữ liệu hiện có từ các nguồn đã xuất bản, báo cáo ngành hoặc cơ sở dữ liệu.

Sau khi đã hoàn thành việc thu thập dữ liệu, nhóm nghiên cứu cần thực hiện đánh giá và làm sạch dữ liệu thô vừa thu thập được. Đây là bước quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp loại bỏ đi các dữ liệu lỗi góp phần hạn chế phân tích dữ liệu không có giá trị, gây mất thời gian, nhân lực.

Bước 4: Phân tích kết quả

Nghiên cứu thị trường là một tiến trình với các bước sẽ “móc nối” và có ảnh hưởng lẫn nhau. Nếu tất cả những bước trên được thực hiện tốt nhưng không có phân tích chính xác về kết quả thì các quyết định đưa ra sẽ không phù hợp. Phân tích chuyên sâu được tiến hành kỹ lưỡng và không có những thiếu sót sẽ mang lại hiệu quả trong việc đạt được các giải pháp. Phân tích kết quả nhằm tìm kiếm ý nghĩa rộng hơn cho dữ liệu thu được để tạo tiền đề cho bước viết báo cáo nghiên cứu tiếp theo.

Bước 5: Báo cáo kết quả Market Research

Tùy thuộc vào đối tượng sử dụng nghiên cứu, bạn sẽ phải tạo một báo cáo nghiên cứu chính thức nêu rõ mục tiêu nghiên cứu ban đầu, đối tượng mục tiêu, phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu, nhân khẩu học của đối tượng và cuối cùng là kết luận. Bạn sẽ cần nêu rõ vì sao bạn chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết nghiên cứu của mình.

Kết luận nghiên cứu có thể nêu rõ những cơ hội (thách thức) cho công ty hoặc nhà tài trợ nghiên cứu của bạn. Ví dụ: khán giả có thích bao bì mới mà bạn đã thử nghiệm không và liệu họ có trả mức giá đề xuất mà bạn đã hỏi họ trong cuộc khảo sát không?

Bước 6: Đưa ra quyết định

Bước cuối cùng là các nhà điều hành công ty sử dụng nghiên cứu thị trường để đưa ra quyết định kinh doanh. Tùy thuộc vào kết quả nghiên cứu, họ có thể chọn nhắm mục tiêu đến một nhóm người tiêu dùng khác hoặc họ có thể thay đổi mức giá hoặc một số tính năng của sản phẩm.

Ví dụ

Các công ty sử dụng nghiên cứu thị trường để thử nghiệm sản phẩm mới hoặc lấy thông tin từ người tiêu dùng về loại sản phẩm hoặc dịch vụ. Ngoài ra, công ty có thể sử dụng kết quả nghiên cứu thị trường để điều chỉnh sản phẩm sao cho phù hợp với mong muốn của khách hàng.

Apple là một trong những công ty công nghệ thành công nhất trên toàn thế giới. Apple tạo nên sự thành công đó thông qua đổi mới sản phẩm và nghiên cứu thị trường để hiểu nhu cầu của người tiêu dùng.

Apple đánh giá cao hoạt động nghiên cứu thị trường và thể hiện điều đó bằng cách phát triển một nhóm nghiên cứu nội bộ. Nhóm đó được gọi là “Apple Customer Pulse”, là một cộng đồng trực tuyến cam kết phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng công nghệ bằng cách phân tích dữ liệu và nghiên cứu này được thực hiện thông qua nhiều khảo sát sự hài lòng của khách hàng. Kết quả là, những cuộc khảo sát này đã mở đường cho việc phát triển sản phẩm mới và sửa đổi các sản phẩm hiện có của Apple.

Với bài viết trên, hy vọng bạn đã có thể nắm rõ những kiến thức tổng quan và cơ bản nhất của Market Research. Nếu bạn quan tâm đến các kiến thức về Marketing, SEO… có thể ghé thăm website để xem thêm nhiều bài viết bổ ích nhé!

Nguồn: toponseek.com

Tags bài viết:

Bình luận đã bị đóng.

Có Thể Bạn Quan Tâm