Danh mục

Chỉ số ROI (tỷ suất lợi nhuận) là gì và ứng dụng ra sao vào Kinh doanh và marketing bán hàng cho doanh nghiệp

chi-so-roi-ty-suat-loi-nhuan-la-gi

Trong kinh doanh, không ít lần bạn đã nghe đến khái niệm về ROI. Vậy ROI là gì? Ứng dụng ROI vào kinh doanh và marketing bán hàng cho doanh nghiệp như thế nào để hiệu quả? Bạn hãy dành thời gian đọc bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc, cũng như […]

Trong kinh doanh, không ít lần bạn đã nghe đến khái niệm về ROI. Vậy ROI là gì? Ứng dụng ROI vào kinh doanh và marketing bán hàng cho doanh nghiệp như thế nào để hiệu quả? Bạn hãy dành thời gian đọc bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc, cũng như trang bị thêm cho mình những thông tin cần thiết để ứng dụng vào các lĩnh vực mà bạn đang hoạt động.

Tổng quan về ROI

tong-quan-ve-roi

Chỉ số ROI là gì?

Chỉ số ROI viết tắt là Return On Investment là một chỉ số đo lường hiệu quả của các chiến dịch marketing hoặc đầu tư vào một hoạt động kinh doanh. ROI có nghĩa là tỷ suất hoàn vốn, tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư hay còn được biết là tỷ suất lợi nhuận. Nếu tỷ suất này càng lớn thì lợi nhuận càng cao.

Tại sao ROI quan trọng?

Dựa vào tỷ suất ROI, doanh nghiệp có thể đo lường được hiệu quả của dự án, chiến lược đầu tư hay hoạt động kinh doanh. ROI đo lường tỷ lệ lợi nhuận phát sinh so với vốn đầu tư ban đầu. Từ đó, giúp doanh nghiệp có thể đánh giá sự hiệu quả và biết được mức độ lợi nhuận từ các khoản đầu tư của mình vào dự án có sinh lời hay không.

Ngoài ra, ROI còn giúp doanh nghiệp phát hiện kịp thời hiệu suất đầu tư, so sánh các cơ hội kinh doanh để có thể đề ra phương án phù hợp, giúp tối ưu hóa lợi nhuận trong kinh doanh.

Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số ROI

Ưu điểm:

  • Công thức đơn giản, dễ hiểu và dễ sử dụng.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi và đánh giá hiệu quả của dự án.
  • Cung cấp các số liệu thực tế, giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn, hạn chế rủi ro và tăng lợi nhuận.
  • Cải thiện chất lượng quản lý, đánh giá hiệu quả kinh doanh và lựa chọn mô hình quản lý phù hợp với doanh nghiệp.

Nhược điểm:

  • Chỉ số ROI chỉ phù hợp để đo lường lợi nhuận của các dự án ngắn hạn.
  • Giá trị ROI chỉ mang tính tương đối.
  • Không đưa ra lý do cụ thể khi đánh giá chỉ số ROI cao hay thấp.
  • Chỉ số ROI không mang tính chất quyết định thành bại của một dự án, cần kết hợp nhiều yếu tố khác để đo lường chính xác hơn.

Những khó khăn trong quá trình xác định ROI

nhung-kho-khan-trong-qua-trinh-xac-dinh-roi

Một số lý do dẫn đến khó khăn trong quá trình xác định chỉ số ROI mà bạn hay gặp là:

– Xác định đúng chi phí: các khoản chi phí đầu tư bị đan xen với nhau dẫn đến việc bạn không thể kiểm soát chính xác các chi phí liên quan đến dự án.

– Không đủ thông tin: thông tin về các khoản đầu tư, chi phí chưa được cập nhật hay không đầy đủ cũng ảnh hưởng đến việc xác định chỉ số ROI.

– Cần nhiều thời gian tính toán: việc thu thập số liệu, thông tin, kết quả cần nhiều thời gian để tính toán chính xác dẫn đến kéo dài quá trình phân tích chỉ số ROI.

– Các yếu tố bên ngoài: ảnh hưởng từ các yếu tố như đối thủ cạnh tranh, thị trường hay nhu cầu khách hàng thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả của dự án, dẫn đến việc tính toán chỉ số ROI trở nên phức tạp hơn.

Lợi ích khi bạn xác định đúng chỉ số ROI

Phân tích và định hướng đúng chính sách đầu tư: khi xác định đúng ROI sẽ giúp doanh nghiệp biết được mức độ hiệu quả của dự án. Từ đó, bạn có thể cân nhắc về việc đầu tư vào những dự án phát sinh lợi nhuận cao và tránh các dự án không khả thi về mặc lợi nhuận.

Thay đổi chiến lược kinh doanh phù hợp: xác định ROI sẽ giúp doanh nghiệp phân tích dự án, sản phẩm nào mang lại lợi nhuận cao nhất để tiếp tục phát triển và ngược lại sẽ thay đổi chiến lược đối với dự án và sản phẩm nào không hiệu quả.

– Thao tác tính toán đơn giản: bạn chỉ cần xác định đúng số liệu tổng doanh thu bán hàng và tổng chi phí đầu tư vào dự án thì bạn sẽ thực hiện được phép tính dễ dàng.

– Hạn chế rủi ro: việc tính toán đúng chỉ số ROI giúp doanh nghiệp nhận biết kịp thời các rủi ro, đánh giá các tiềm năng lợi nhuận để có hướng đầu tư chính xác.

Trên đây là sơ lược về ROI, vậy cụ thể việc áp dụng ROI vào mô hình kinh doanh cũng như marketing cho doanh nghiệp như thế nào? Chúng ta cùng nhau đi vào chi tiết phần ứng dụng ROI.

Ứng dụng chỉ số roi vào kinh doanh cho doanh nghiệp

ung-dung-chi-so-roi-vao-kinh-doanh-cho-doanh-nghiep

Cách tính ROI cho doanh nghiệp và đánh giá khoản đầu tư

– Công thức tính ROI

ROI = Thu nhập ròng / Chi phí đầu tư

hoặc ROI = Lợi nhuận đầu tư / Cơ sở đầu tư

Công thức được sử dụng phổ biến nhất Tính ROI theo (%)

ROI (%) = (Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư) x 100%

(thêm hình minh hoạ thể hiện cho hấp dẫn và SEO công thức tính ROI)

ROI (%) thể hiện được tỷ suất lợi nhuận đầu tư trên chi phí đầu tư.

– Đánh giá các khoản đầu tư qua ROI

Các doanh nghiệp thường sử dụng chỉ số ROI để đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư. Việc đánh giá này được thực hiện bằng cách dùng tỷ suất lợi nhuận thu được so sánh với tỷ lệ vốn được đầu tư vào dự án.

Nếu:

  • ROI dương: Tổng doanh thu > Tổng chi phí => Tiếp tục đầu tư.
  • ROI âm: Tổng doanh thu < Tổng chi phí => Cân nhắc thu hẹp quy mô kinh doanh, chuyển sang dự án kinh doanh khác.

Chỉ số ROI bao nhiêu được xem là tốt?

Chỉ số ROI lý tưởng nhất khoảng 5:1. Với chỉ số này cho thấy hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp đang trong quá trình phát triển tốt. ROI không cố định là ở mức nào sẽ tốt nhưng chỉ số này càng cao thì cho thấy rằng lợi nhuận bạn nhận về sẽ càng nhiều.

Cách tính ROI bằng ví dụ thực thế

Ví dụ: Một công ty dự tính đầu tư dự án với chi phí ban đầu là 200 triệu đồng. Sau 3 tháng dự kiến sẽ thu lại lợi nhuận là 15 triệu đồng. Khi đó, ROI của dự án này sẽ được tính toán như sau: 15 triệu đồng/200 triệu đồng x 100% = 7,5%

=> Tỷ lệ ROI từ dự án này là 7,5%, đồng nghĩa là lợi nhuận đem lại trong 3 tháng khoảng 7,5% tổng chi phí đầu tư ban đầu. Nếu mức ROI của dự án này cao hơn mức ROI của dự án khác thì việc đầu tư này sẽ hợp lý, ngược lại nếu mức ROI này thấp hơn mức ROI của các dự án còn lại thì nên cân nhắc về việc đầu tư. Ngoài ra, bạn phải đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án dựa vào mức rủi ro (nếu có), mức lãi suất hiện tại của ngân hàng đối với các nguồn đầu tư có phát sinh khoản vay từ ngân hàng. Nếu một khoản đầu tư có chỉ số lợi nhuận ROI (%) thấp hơn lãi suất vay ngân hàng thì nên xem lại vì tiềm ẩn nhiều rủi ro khác.

Ứng dụng roi vào marketing bán hàng cho doanh nghiệp

ung-dung-roi-vao-marketing-ban-hang-cho-doanh-nghiep

Cách tính ROI và ứng dụng trong lĩnh vực Marketing

– Cách tính ROI trong lĩnh vực Marketing:

ROI % Marketing = Lợi nhuận ròng / Chi phí Marketing

hoặc

ROI (%) Marketing = (Doanh thu – Chi phí) / Chi phí Marketing

– Ứng dụng ROI trong lĩnh vực Marketing:

  • Đo lường được hiệu quả của Marketing trong một giai đoạn nhất định: doanh nghiệp thường dùng ROI để phân tích và đánh giá chất lượng của các hoạt động marketing như tri ân khách hàng thân thiết, sự kiện trưng bày, quảng cáo sản phẩm trên internet,…
  • Quản lý tài chính Marketing: dùng ROI để tính toán sẽ giúp công ty quản lý chặt chẽ nguồn tài chính khi đầu tư marketing, xác định các dự án tiềm năng để tập trung nguồn vốn đầu tư mang lại hiệu quả cao.
  • Giúp quản lý, kiểm soát được chiến lược Marketing hiệu quả: ROI giúp doanh nghiệp quản lý và kiểm soát các kết quả thu được từ chiến lược kinh doanh hay chiến dịch quảng cáo. Từ đó, tạo thành cơ sở để doanh nghiệp tiến hành phân tích và lựa chọn chiến lược quảng cáo phù hợp.

Ví dụ: Công ty A đầu tư vào Quảng cáo để bán hàng với chi phí là 800.000.000đ. Sau 01 Năm, doanh nghiệp có doanh thu tăng từ quảng cáo và thu được lợi nhuận ròng tăng thêm 40.000.000đ nhờ Marketing.

Theo công thức chúng ta có:
ROI % = Lợi nhuận ròng / Chi phí Marketing x 100%  = 40.000.000 / 800.000.000 x 100% = 5% (tỷ lệ 20:1)

  • Chưa đạt mức lý tưởng để đầu tư vì tiềm ẩn nhiều rủi ro không xác định. Trong khi gửi ngân hàng 800.0000.000đ trong 01 Năm có thể thu về 7% tiền lãi và ít rủi ro hơn nhiều.

Những cách Cải thiện chỉ số ROI khi làm Marketing

– Chọn lựa tập khách hàng tiềm năng: khách hàng tiềm năng là một phân khúc có thể đưa đến nhiều lợi nhuận trong tương lai. Phân khúc này cần phải đầu tư nhiều chi phí marketing để có thể thu hút họ, cho họ thấy được lợi ích đến từ sản phẩm của doanh nghiệp và hình thành nhu cầu.

– Phân phối chi phí đầu tư theo biểu đồ thị trường: dựa vào biểu đồ thị trường, doanh nghiệp có thể biết được nên đầu tư vào đâu và đầu tư những khoản nào. Việc này giúp doanh nghiệp có thể tối ưu hóa được chi phí cũng như tiết kiệm được thời gian.

– Phân tích giá trị khách hàng trọn đời (CLV): việc phân tích này cần phải có sự thấu hiểu cũng như nắm bắt được tâm lý khách hàng. Qua đây sẽ cho thấy được nhu cầu của khách hàng và doanh nghiệp có thể tiến hành nghiên cứu, đầu tư để đem đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất. Quá trình này có thể diễn ra lâu dài, phức tạp nên doanh nghiệp cần cân nhắc và có những hoạt động cho phù hợp.

ROI ứng dụng như thế nào cho riêng SEO & Marketing bán hàng Online?

ung-dung-roi-cho-seo-marketing

Đánh giá hiệu quả chiến dịch SEO: chỉ số ROI giúp bạn đánh giá được hiệu quả của chiến dịch SEO bằng việc so sánh số liệu Khách hàng chuyển đổi tăng thêm từ lưu lượng truy cập, kiểm tra lại doanh thu và lợi nhuận ròng thu được từ chiến dịch SEO so với tổng chi phí đã đầu tư cho chiến dịch SEO đó. Từ đó, dựa vào công thức tính ROI ví dụ ở trên, công ty có thể nhận định được chiến dịch đó có hiệu quả hay không.

Đo lường chất lượng chiến dịch quảng cáo PPC: PPC (quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp) đây là mô hình tiếp thị trên nền tảng Internet. Tương tự việc đánh giá chiến dịch SEO, ROI sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đo lường mức độ hiệu quả của chiến dịch quảng cáo PPC, thông qua doanh thu từ chiến dịch quảng cáo so với chi phí đầu tư vào chiến dịch. Từ đó, doanh nghiệp sẽ xác định được hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.

Đánh giá kết quả thu được từ chiến dịch Email Marketing: doanh nghiệp có thể so sánh doanh thu từ chiến dịch Email Marketing với tổng nguồn vốn bỏ ra cho chiến dịch sẽ đánh giá được mức độ hiệu quả và lựa chọn hướng đi phù hợp cho việc đầu tư vào chiến dịch đó.

Giúp doanh nghiệp xác định nguồn Traffic hiệu quả: việc tính toán ROI chính xác cho mỗi kênh marketing có thể giúp doanh nghiệp nhận biết kênh nào hoạt động hiệu quả để đẩy mạnh đầu tư.

Tóm lại, ROI giúp tối ưu hóa các hoạt động SEO & Marketing bán hàng Online, đo lường được kết quả thực hiện, nâng tầm nhận thức của doanh nghiệp. Để từ đây doanh nghiệp có thể tiến hành các phương pháp phù hợp hơn trong tương lai nhằm mang lại lợi nhuận cho mình cũng như trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.

Chúng ta đã tìm hiểu cơ bản Chỉ số ROI là gì và Ứng dụng ra sao vào kinh doanh và Marketing bán hàng cho doanh nghiệp. ROI là một công cụ hữu ích dành cho bạn trong việc đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing cũng như chiến lược kinh doanh. Từ đó, giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định đầu tư thông minh và tối ưu hóa dự án kinh doanh của mình.

Tags bài viết:

Bình luận đã bị đóng.

Có Thể Bạn Quan Tâm